Rượu Champagne tại sao lại đắt đỏ vậy

Rượu Champagne tại sao lại đắt đỏ vậy

- Khi bạn mua một chai Champagne, điều đó không có nghĩa là bạn đang mua một chai vang sủi nhiều năm tuổi, mà bạn đang mua giá trị lịch sử. Vùng Champagne nước Pháp có nguồn gốc từ thời La Mã, trong khi có rất nhiều loại vang đã được cải tiến và thay đổi theo thời gian từ thế hệ này qua thế hệ khác,  tuy nhiên cũng có những nhà làm Champagne vẫn giữ những phong cách làm rượu truyền thông từ những năm 70 hoặc thậm chí là sớm hơn.
Champagne được công nhận trên thế giới khi nó được gắn với vương quyền của các vị vua Pháp ở Reims (vùng Champagne nước Pháp) và nó được phục vụ như một phần trong nghi thức của lễ đăng quang.
Khi đó Pháp là một trong những cường quốc thống trị thế giới và có sức ảnh hưởng đến các nước khu vực Châu Ấu, thì lúc đó loại rượu vang sủi bọt từ vùng Champagne nước Pháp cũng được lan rộng và nổi tiếng. Bởi vì tầng lớp quý tộc đại diện cho quyền lực, thượng lưu và đẳng cấp sử dụng Champagne, chính vì thế mà Champagne cũng được gắn liền với hình ảnh đó.
- Bây giờ vẫn còn rất nhiều người nhầm lần vang sủi là Champagne. Chỉ có rượu vang làm từ vùng Champagne thì mới được gọi là Champagne. Đây là vùng có diện tích nhỏ hẹp của nước Pháp và là vùng đất đắt đỏ nhất thế giới. Chính vì thế mà bất kỳ cái gì trồng ở đây cũng trở nên xa xỉ.
- Champagne được sản xuất theo cách truyền thống có tên gọi là “Méthode Champenoise”. Quy trình diễn ra vô cùng nghiêm ngặt và tốn thời gian.
1. Đầu tiên rượu vang được lên men ở thùng
gỗ hoặc thùng thép
2. Sau đó lần lên men thứ nhì được diễn ra trong chai rượu. Lần lên men thứ 2 này xảy ra khi người ta bổ sung đường và con men vào bên trong chai rượu sau đó đóng nút tạm lại, kết thúc quá trình này, xác con men chết vẫn nằm lại trong chai và người ta sẽ đẩy chúng lên đầu cổ chai bằng cách thủ công xoay đầu chai và lắng cặn ở cổ chai…Khi những con men lên đến cổ chai, chúng sẽ được làm lạnh cấp tốc và bật nút bằng tay, quá trình này được gọi là “Dégorgement” hoặc “Disgorgement” giúp cặn men bay ra khỏi chai rượu, hao tốn một lượng rượu nhỏ trong chai
Lúc này độ đường được xác định. Quá trình này mất nhiều năm để hoàn thành. Champagne không niên vụ  mất khoảng 15 tháng lên men và Champagne niên vụ mất khoảng 36 tháng.
Các lại vang sủi khác mất ít thời gian hơn. Lấy Prosecco làm ví dụ. Prosecco được sản xuất theo phương pháp lên men trong thùng sắt. Đường sẽ chuyển hóa thành CO2 và cồn, sau đó con men sẽ ăn đường và vang được đóng chai. Điều này khiến cho việc sản xuất không chỉ đỡ tốn kém mà còn đỡ tốn thời gian hơn. Tuy nhiên, quá trình sản xuất ảnh hưởng thực sự đến chất lượng sản phẩm. Việc lên men và ủ lâu hơn làm cho các bọt khí đẹp hơn, hương thơm mạnh hơn và khả năng trữ lâu hơn.
Chình vì thế mà chẳng ai lãng phí đồ uống đắt đỏ này để pha cocktail cả. Tuy nhiên, Champagne không chỉ phù hợp cho những dịp lễ đặc biệt mà nó đồ uống tuyệt vời để kết hợp với những món chính và khai vị chất lượng, ví dụ như gan ngỗng hay pho mát.
Ngày nay, Champagne đã trở thành định nghĩa của niềm vui, thành công và sự giàu có.
>> Tham khảo thêm:

ruou vang y

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

20 điều về rượu vang nên biết

Nhâm nhi bánh trung thu cùng với rượu vang

Quá trình khám phá rượu vang pinot noir